Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Dạy con thời hiện đại

Lần đầu tiên tham dự và viết bài cho Chương trình Chuyên đề của Ban Mục vụ Gia đình với đề tài "Dạy con thời hiện đại", Mình cảm thấy vui vui nên đem vào blog làm kỷ niệm. Sau khi tham dự, mình có thêm kiến thức để chia sẻ với đồng nghiệp, với ca viên . .
Nội dung chuyên đề như sau:

Làm sao để ngăn chặn ngay mầm mống của bạo lực và tội ác đang lớn dần trong thế giới tuổi teen? Làm sao để giúp các bạn trẻ đối mặt với những áp lực từ cuộc sống, dù điều kiện vật chất của chúng rất dồi dào? Làm sao để giúp các bậc phụ huynh vững vàng đối mặt với những tính khí thất thường của đứa con đang độ tuổi mới lớn? Đó là những trăn trở khiến Ban Mục vụ Gia đình TGP TP.HCM tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Dạy con thời hiện đại” cho các bậc phụ huynh trong Giáo phận. Thuyết trình viên là thầy Nguyễn Thành Nhân, chuyên gia của Trung tâm Đào tạo Tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương.
Đúng 14g30 ngày 05/11/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, trong Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, diễn giả đã chia sẻ những thao thức với gần 200 phụ huynh Công giáo.
Mở đầu, diễn giả nêu lên những nguyên nhân và giải pháp để huấn luyện trẻ có tính ích kỷ, ngang bướng, nổi loạn. Theo ông, phụ huynh bao bọc trẻ như “nuôi gà công nghiệp”, trẻ không biết tự phục vụ vì cha mẹ luôn làm thay cho chúng. Từ tâm lý được bảo bọc sẽ dẫn đến tình trạng đứa trẻ “được đàng chân lên đàng đầu”. Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh mải mê kiếm tiền, không dành thời giờ cho con, không quan tâm đến con nên không hiểu các nhu cầu của con. Không loại trừ có phụ huynh mang tâm lý vật chất hóa tình cảm, ông bố bà mẹ có thể cho con thật nhiều tiền, nhưng không dành ít phút nói chuyện với con. Cha mẹ sẵn sàng bỏ tiền để lo cho con vào trường điểm, trường quốc tế vì muốn con mình trở thành thiên tài, nhưng không để ý đến nguyện vọng và khả năng, học lực của con cái.
Thêm vào đó, phụ huynh thiếu kỹ năng dạy trẻ, không kềm chế để lắng nghe con trình bày. Nhiều gia đình không còn sự gắn kết, không còn những bữa cơm gia đình đầm ấm, đứa trẻ thiếu vắng sự ôm hôn, vỗ về yêu thương của cha mẹ và người thân, chúng sẽ dễ có những phản ứng nổi loạn khi cha mẹ không lắng nghe tâm tư của chúng.
Mặt khác, phim ảnh và hoàn cảnh xã hội hiện nay đã đẩy giới trẻ đến con đường sống vội, ăn vội, nói vội, và sống thực dụng. Giới trẻ sẽ cảm thấy bị thiếu bạn bè và cô đơn trong căn phòng đầy đủ vật chất, vì cha mẹ cấm đoán không cho chơi với ai vì sợ con mình hư. Trẻ học nói dối từ cha mẹ, cha mẹ nói dối thì con cũng thế, vì con cái là bản sao của cha mẹ. Cha mẹ nên có những lời nói động viên, nâng đỡ trẻ đúng lúc.
Diễn giả cũng trình bày một số bệnh tâm lý của giới trẻ hiện nay:
- Bệnh sợ yêu: Lúc nhỏ, con cái được cha mẹ chăm sóc vỗ về; khi khôn lớn, cha mẹ lo làm ăn, không còn những cử chỉ thân thiện với con, nên con sẽ đi tìm tình yêu nơi bạn bè, nơi những người xa lạ. Cha mẹ hãy nhớ con cái là báu vật Thiên Chúa trao tặng, hãy dành cho chúng tình yêu thương mãi mãi, để khi lớn lên, chính tình cảm, những cái hôn âu yếm của cha mẹ, sẽ giúp chúng sống gắn bó với gia đình hơn.
- Bệnh ganh tỵ: Ganh tỵ với đứa em khi còn trong bụng mẹ, vì nhiều khi người mẹ vô tình nói với con: “Mẹ có em bé trong bụng rồi, mẹ không còn thương con nữa đâu”. Ganh tỵ với anh em ruột thịt trong nhà sẽ rất nguy hiểm, cần cho chúng hiểu rằng, hai người thân và quan trọng trong cuộc đời là cha mẹ và anh chị em mình.
- Bệnh đua đòi: Khi cha mẹ nhuộm tóc, con cũng sẽ bắt chước. Cha mẹ sử dụng điện thoại mắc tiền, con cũng đòi mua để không thua kém bạn bè... dẫn đến tình trạng học hành sa sút, vì chúng tập trung vào cái này, sẽ không tập trung vào việc khác. Vì thế, cha mẹ phải là người làm gương cho con cái, để uốn nắn, dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ.
- Bệnh tự cho mình là con bệnh: Dẫn đến tình trạng sống tự ti, yếu đuối và vô tình trở thành người quấy rối mọi người.
- Bệnh nghiện game online: Khi không còn bầu khí gia đình, lại được cha mẹ nuông chiều mua máy tính đặt trong phòng, trẻ sẽ tha hồ tham gia chơi game và nghiện game, vì chúng muốn được tôn sùng làm “bang chủ” trên thế giới ảo. Biểu hiện của nghiện game là ăn cắp vặt, nói lời hỗn láo khó chịu... Muốn cai nghiện game cho trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến Trung tâm huấn luyện để giải phóng năng lượng cho trẻ, để cho trẻ chia sẻ với những thần tượng mà nó yêu quý, để thần tượng tác động đến tâm lý đứa trẻ.
- Bệnh ích kỷ: Khi còn nhỏ được cha mẹ nuông chiều, nên lớn lên chúng sẽ lỳ và muốn gì được nấy, thích làm ngược ý của người lớn.
Vì vậy, “Dạy con trong thời hiện đại” là cả một nghệ thuật. Cha mẹ cần phải hiểu con cái, thể hiện tình thương của mình với trẻ, ngay khi chúng khôn lớn, để giúp chúng hiểu rằng cha mẹ luôn thương yêu chúng, dạy dỗ chúng vì tình thương, muốn chúng nên người chứ không phải ghét bỏ chúng.
Ông đã nêu lên tấm gương hy sinh của một người mẹ, cả cuộc đời hy sinh cho con, ngay cả chấp nhận bị mất một con mắt cho con để con được sáng mắt. Thế nhưng, khi người con được ăn học thành tài, lại không dám nhìn nhận người mẹ quê mùa của mình. Để rồi, ngày đứa con hồi tỉnh, người mẹ đã trở thành người thiên cổ.
Ông không quên căn dặn, phụ huynh đừng dán nhãn cho trẻ, đừng chì chiết chúng, đừng so sánh chúng thua kém với những đứa trẻ khác... Khi khen chúng thì nên khen trước mặt nhiều người, nhưng khi chê thì nên chỉ cho mình nó biết, và chỉ hướng để nó khắc phục. Chuyện sai trái của chúng có to thì hãy làm cho nhỏ lại, nếu chuyện nhỏ hãy xem như không có.
Kết thúc, ông mong muốn phụ huynh hãy cùng chung vai sát cánh, cộng hưởng với nhau để giáo dục con cái trở nên tốt hơn. Trong các dịp hè, gia đình nên cùng con cái đi dã ngoại, đi hưởng bầu khí trong lành, bình yên ở miền quê... để giúp trẻ có thời gian trải nghiệm cuộc sống với thiên nhiên và mọi người tốt hơn.
Cầu chúc cho mọi gia đình, mọi phụ huynh và con cái, đều cảm nghiệm được những điều tốt đẹp, và tự rèn luyện mình, để cuộc sống trở nên đáng quý hơn, góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Một chút cảm nghiệm

Bài viết Đại hội Giáo chức Công giáo TGP Sài Gòn (  tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20111004/12864) đã đăng sau một ngày diễn ra và bài viết đã được Ban biên tập edit nhiều, nhưng tôi cũng cảm thấy tự hào. Bởi lần này, tôi đi dự với người bạn thân trong tâm trạng thoải mái, vì "yên tâm" rằng đã có người viết tin. Nhưng qua một ngày, tôi bị hối thúc viết bài và tôi đã cố nặn óc để nhớ lại, chắt lọc thông tin để gởi cho Ban biên tập.

Tôi có thói quen thu âm và chụp một vài tấm hình làm tài liệu khi tác nghiệp cũng như khi không tác nghiệp. Nhờ vậy, lần này thói quen ấy đã cứu tôi một "bàn sắp thua" trông thấy.

Tôi mới học viết tin từ tháng 03/2010 thôi, nhưng nay tôi đã cảm thấy "nghiệp chướng báo chí" sắp vương vào người rồi.

Lạy Chúa, với sức riêng con, con không làm được gì, nhưng con luôn ao ước "làm cây bút chì" trong tay Chúa. Xin Chúa sai Thiên Thần Bản mệnh đến giúp con, để con đi đúng "con đường"của Chúa muốn.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Con hãy ra khơi

Chúa Giêsu nói: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". (Mt 28, 16-20).

Đây là điều thách đố cho con, khi con đang sống trong xã hội Cộng sản. Con đâu có ngang nhiên nói về Chúa, đâu có nói to "Đó là Lời Chúa". Nhưng con biết rồi, con phải khiêm nhường phục vụ anh em, biết chọn việc gian khổ, nhường phần nhẹ nhàng cho anh em .. . từ từ người chung quanh sẽ nhận ra nét đẹp của người có Chúa Kitô ở cùng.


Xin Chúa nâng đỡ, an ủi những lúc con ngã lòng, những khi con bị dư luận đè bẹp; nhắc nhở con luôn rao truyền Lời Chúa ở mọi nơi, mọi lúc. .

Đi tìm Nước Trời

Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp (Mt 13,45)

 Con người thơi nay, tội đồ không muốn, thánh thiện chưa ham, Tôi cũng không ngoài điều ấy.

Hôm nay nghe Lời Chúa, tôi quyết tâm đi tìm kho báu Nước trời. Điều này thật khó với tôi, vì tôi còn biết bao trở ngại do tham sân si của cuộc đời.

Nguyện xin Chúa chăm sóc cuộc đời con, giúp con loại bỏ những điều không cần thiết để con chỉ nhất tâm tìm kiếm Nước Trời mà thôi.

Anna-ơn lành

Mỗi năm một lần, cứ đến ngày 26.7 là Giáo Hội mừng lễ kính hai thánh Gioakim và thánh Anna, để ca ngợi tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân ái và quyền năng, đã chọn hai ngài làm nơi âm thầm ươm mầm sự cứu độ cho nhân loại là Đức Trinh Nữ Maria, để qua Mẹ mà nhân loại được đón nhận Ánh Sáng Tin Mừng và ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu.



Ông bà ta thường nói "xem quả biết cây', " cây tốt thì sinh trái tốt"
Vì thế, khi suy đoán từ toàn thể gia tộc Đức Maria, dựa trên truyền thuyết, dựa trên Phúc âm, tôi nhận thấy gia đình Gioakim&Anna biết sống đẹp lòng Chúa


Các đức tính nổi bật của Ðức Maria khi ngài thi hành các quyết định, khi liên lỉ cầu nguyện, khi trung thành với quy luật tôn giáo, khi bình tĩnh trước những khủng hoảng và khi tận tâm với người bà con -- tất cả những điều này cho thấy một gia tộc khắng khít, yêu thương nhau biết nhìn đến các thệ hệ tương lai trong khi vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp của quá khứ. 

Cha mẹ tôi thuộc Giáo xứ An Đạo, huyện Hải hậu, tỉnh Nam Định (Bắc phần) có nhận thánh Gioakim & Anna làm bổn mạng nên cha mẹ và anh em tôi đều nhận hai thánh làm bổn mạng.

Nguyện xin thánh Gioakim và Anna chuyển cầu cùng Chúa và Mẹ Maria cho anh chị em tôi biết noi gương các ngài nuôi dạy con cháu theo tinh thần Phúc âm, ,sống tốt đạo đẹp đời để đời sau lại nhìn quả biết cây.

Phục vụ như Thầy

"Ai phục vụ Thầy, sẽ theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó." (Ga 12,26)

Ngày 9,10/08/2011, Gia đình MVTT  TGP đã đến hành hương tại Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao, kết hợp tham quan nghỉ dưỡng tại Mũi Né, Phan Thiết, nhằm tạo tình hiệp thông, chia sẻ với nhau trong công việc Loan báo Tin mừng bằng những phương tiện truyền thông.

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110812/12027

Tôi cũng đã đi du lịch nhiều lần với những nhóm khác nhau đến Tà Pao, Mũi Né, nhưng lần này tôi vẫn đăng ký đi với gia đình MVTT  TGP, mục đích tôi muốn tạo tình thân với các anh chị trong gia đình, hơn nữa, đây là cơ hội tôi có thể tự do hỏi các anh chị về kinh nghiệm lấy tin, viết bài. . .
Trong hai ngày, tôi thấy các cha cũng thân thiện, quan tâm đến con cái; các anh chị sống hoà đồng, biết phục vụ nhau. Đặc biệt, nhóm này đến đâu cũng được đón tiếp, được giãi bày cặn kẽ. . .vì chúng tôi còn phải truyền cho mọi người thông mà.

lạy Chúa, chúng con đang từng bước theo Chúa, học gương Chúa phục vụ anh em, xin Chúa chúc lành cho công việc chúng con đang làm, xin thánh hoá bước chân truyền thông của anh chị em chúng con.













Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Lúa tốt, Cỏ lùng


Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt (Mt 13,30)

Trong cánh đồng màu mỡ là thân con yếu đuối, lúa tốt và cỏ lùng, tức là nhân đức và tội lỗi, đức tính và tật xấu… luôn luôn chèn ép nhau, giành giật nhau. Vì thế, con xin Chúa giúp con luôn tỉnh thức và chiến đấu để loại trừ cỏ lùng, tội lỗi và tật xấu, đồng thời bảo vệ lúa tốt, nhân đức và công phúc của con. Có như thế đến mùa gặt, tức là khi con nhắm mắt xuôi tay, con mong được Chúa nhân từ âu yếm nói với con: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng sự vui mừng với Chúa ngươi”. Xin Chúa cho con biết sống theo lời Chúa để con và những người thân con đều được nghe những lời đầy thân thương trên đây của Chúa.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Lo chi ngày mai

Lời Chúa: 
Mt 6, 24-34
24"Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. 25"Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. (Mt 6,33)


Chúa ơi, con đâu phải hoa dại không cần ăn, không cần công danh; con cũng không phải loài chim ăn gì cũng xong, ở thế nào cũng được, con cần phải ăn ngon, mặc đẹp, đi xe hơi, ở nhà lầu. . . Nhưng con biết rồi, con càng kiếm tìm thì chúng càng chạy xa con.

Lạy Chúa, con xin Chúa đừng để con quá nghèo,vì nếu con quá nghèo, con sẽ liều trộm cắp, làm ô danh Chúa thôi. Con chỉ xin một chút thất bại để con bớt kiêu căng;  một chút thành công để con luôn vững lòng trông cậy vào Chúa.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Ngày của Cha

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ, 
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng khó phủ kín công cha.
 Gia đình tôi có tám anh em: ba trai, năm gái. Người ta thường nói: " tam nam bất phú, ngũ nữ bất bần",vì thế , gia đình tôi không giàu được vì có đúng ba người con trai, nhưng cũng không thể nghèo vì có tới năm công chúa.
Nhân "Ngày của cha", tôi nhớ về những kỷ niệm với cha tôi.
 Anh em tôi được trở thành người con ngoan trong xứ đạo, biết phụng sự Giáo Hội nhờ quyết định của cha tôi. Khi xưa, cha mẹ bàn với nhau nên mua nhà ở đâu, gần chợ hay gần nhà thờ? Mẹ tôi thích mua nhà gần chợ để dễ buôn bán, mẹ nói "phi thương bất phú". Mẹ nghĩ thế, nhưng cha tôi lại nghĩ sâu xa hơn. Ông nói: ở gần chợ thì có nhiều tiền nhưng con cái sẽ khó mà ngoan, thôi ở gần nhà thờ để chúng được đi lễ, học giáo lý, sinh hoạt với cộng đoàn sẽ ngoan hơn. Thế là, mẹ chiều ý cha và nhà tôi ở cạnh nhà thờ Châu Nam từ dạo ấy. Anh em chúng tôi trưởng thành hơn nhờ tham gia trong ca đoàn, thiếu nhi thánh thể, hiệp hội thánh mẫu, thành viên hội đồng mục vụ giaó xứ. . .
Sau này, tôi có nghe cha Giuse Phạm  Văn  Thăng đúc kết kinh nghiệm mục tử của mình nói: giáo dân sinh hoạt, gắn kết với cộng đoàn sẽ phát triển tốt hơn. Cha thấy, các anh chị huynh trưởng, ca viên lớn lên đi làm việc, biết chọn công việc đúng tinh thần Giáo Hội, được đồng nghiệp thương mến nhờ tính năng động, biết giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm . . .vì vậy, tôi càng thấy cha tôi đã quyết định đúng, dù có nghèo hơn người ta.

Giờ đây, cha mẹ tôi đã qua đời, nhưng anh em tôi vẫn khắc ghi lời của Mẹ Cha. Theo gương các Ngài, chúng tôi luôn dạy cho con cháu siêng năng sinh hoạt trong giáo xứ, vì đây là môi trường "học làm người" rất tốt.

Tạ ơn cha mẹ đã biết phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của Cha với tình thương yêu dịu hiền của  Mẹ để giáo dục chúng con. Nguyện xin Cha trên trời sớm đưa linh hồn cha mẹ chúng con về hưởng Nhan Thánh Chúa.

 Xin cùng tôi thưởng thức ca khúc Tình Cha của nhac sĩ Lm Thái Nguyên
http://www.gpbanmethuot.net/modules.php?name=Nvmusic&op=playsong&id=28

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Cầu cho Ơn Thiên Triệu

Các em thiếu nhi giáo xứ Châu Nam
Chủ nhật thứ IV Phục sinh còn gọi là chủ nhật Chúa chiên lành. Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

Mỗi khi đến ngày này, Cha xứ tôi lại nhắc nhở cộng đoàn hãy ý thức về ơn gọi của giáo xứ mình.
Giáo xứ Châu Nam thành lập đã hơn 55 năm, nhưng mới chỉ có một linh mục (lm Gioakim Lê Văn Tấn-dòng Biển Đức) và 3 seuor (Oanh-dòng Thánh Thể, Trang-dòng MTG Chợ Quán, Bích-dòng MTG Phát Diệm) và một thầy vào Đại chủng viện Sài gòn năm thứ nhất (Dũng). Con số ơn gọi quá mỏng so với bề dày năm thành lập giáo xứ.

Có lẽ ngoài lời cầu nguyện, chúng ta cần phải tích cực kêu gọi đến từng gia đình, từng bạn trẻ.
Để làm được điều này, thiết nghĩ, phải thành lập nhóm chuyên trách lo tìm, rủ, rồi rê đi.
(Ai có kinh nghiệm về vấn đề tìm ơn gọi, xin mách bảo. Xin đa tạ)

Lạy Chúa, xin ban cho cộng đoàn giáo xứ con biết thao thức với cánh đồng lúa chín của Chúa; xin cho các gia đình biết quảng đại dâng hiến con em của mình và xin cho các bạn trẻ biết mau mắn đáp lại lời mời gọi đi làm vườn nho cho Chúa. Amen.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Xin đừng dối mẹ

Nhân "Ngày của Mẹ", chúng ta hãy làm một việc gì thiết thực để tri ân Mẹ, bởi vì
 
Có lúc ta quên màu tóc Mẹ. Đã một thời giãi nắng dầm mưa.
Có lúc ta quên nhìn trán Mẹ. Còn bao nhớ thương dù ta lớn khôn rồi.
Có lúc ta quên nhìn mắt Mẹ. Còn chờ ta mỏi ngóng đêm sâu.
Có lúc ta quên nhìn dáng Mẹ. Chợt quạnh hiu ngày ta bước vào đời.(nhạc và lời: Minh Đức)
Và hãy sửa mình, từ nay
Xin đừng nói dối mẹ 
 

Là sinh viên năm thứ ba trong ngành kỹ sư cơ khí, Bryan rất hãnh diện khi vừa đi làm vừa đi học, và tự thuê đuợc căn phòng nhỏ xinh xắn trong khu chung cu gần truờng. Hai năm truớc, khi mới bắt đầu cuộc sống sinh viên, Bryan ở trong ký túc xá của truờng, giống nhu khung cảnh trại lính, 4 chàng sinh viên trong một phòng lớn, bàn học và giuờng ngủ riêng ở mỗi góc nhung chung nhau phòng tắm giặt, vệ sinh. Mẹ của Bryan hàng tháng phải gửi tiền để Bryan trả tiền ký túc xá và chi tiêu ăn uống.
Lên năm thứ ba, đuợc truờng giới thiệu vừa đi làm vừa học việc trong một công ty lớn chuyên đóng tầu chiến cho Bộ Quốc Phòng, Bryan báo tin vui này cho mẹ và khẳng định từ nay Bryan tự lo liệu đuợc tiền ăn ở, không xin mẹ nữa.
Bryan còn khoe với mẹ đã thuê đuợc căn chung cư hai phòng ngủ vì có nguời ở chung chia tiền thuê rẻ hơn là thuê căn chung cư một phòng ngủ để ở một mình. Điều khiến cho mẹ Bryan luu tâm nhất là nguời chung tiền nhà với Bryan lại là một cô sinh viên học cùng truờng !
Để tỏ lòng hiếu thảo và biết on, Bryan mời mẹ đến căn chung cu của mình ăn bữa com tối cùng xem nhu là mừng tân gia. Không chần chờ hơn đuợc nữa, mẹ Bryan đến ngay, mà còn đến sớm gần hai tiếng đồng hồ, để phụ giúp cho Bryan và cô bạn thuê chung nhà một tay sửa soạn cho bữa com tối đuợc thịnh soạn và đầy đủ.
Dĩ nhiên là mẹ Bryan đến thăm con và bạn của con với rất nhiều quà cáp, thức ăn đã nấu sẵn và nhất là bó hoa lớn thật đẹp cho Jennifer, nguời bạn thuê chung nhà của Bryan.
Mẹ Bryan không thể tin đuợc ở chính đôi mắt của mình nữa, Jennifer quá đẹp, quá duyên dáng và thật là dễ thuong, lời ăn tiếng nói, cách cư xử nhẹ nhàng và lịch thiệp lắm, hết lòng chiều chuộng Bryan và mẹ Bryan.
Bữa cơm tối giữa ba nguời thật là thân mật, ấm cúng với các thức ăn ngon và Jennifer đã đem bộ dao muỗng nĩa gia bảo bằng bạc thật đẹp ra để dùng trong bữa ăn, đặc biệt là trong bộ đồ ăn này có một chiếc muỗng lớn dùng để múc nuớc sauce trạm trổ rất công phu. Jennifer hài lòng lắm khi mẹ Bryan trầm trồ và hết lời khen ngợi chiếc muỗng bạc hiếm có này.
Nhân lúc Jennifer vào phòng thay quần áo, mẹ Bryan ngỏ lời thắc mắc về sự liên hệ “trong sáng” giữa hai nguời… Bryan trấn an và trả lời ngay là mẹ đừng lo, hai nguời chì là bạn chung tiền thuê nhà thôi, phòng ai nguời ấy ở, giuờng ai nguời ấy ngủ!
Hai ngày sau bữa com tối, Jennifer nói với Bryan :
- Anh ơi, em không nói là mẹ anh không lấy cái muỗng bạc, em cũng không dám nói là mẹ anh lấy…nhung thực tế là sau bữa cơm tối ấy, em không thấy chiếc muỗng bạc đâu nữa, em không biết phải làm sao…anh giúp em nhé…
Nghe Jennifer tâm sự “chết nguời” nhu thế, Bryan bần thần cả nguời và suy nghĩ mông lung lắm. Sau cùng, Bryan viết email đến mẹ nhu sau:
“Mẹ yêu quí, cám ơn mẹ đa đến ăn tối với con và Jennifer.
Con cũng cám on mẹ đã xử sự lịch thiệp và thân tình với Jennifer. Con có chuyện khó nghĩ nên xin ý kiến của mẹ: có thể là mẹ muợn cái muổng bạc của Jennifer để làm kiểu mẫu đặt làm một cái giống nhu vậy nhung mẹ quên nói với con, cung có thể là mẹ bỏ quên cái muỗng ở đâu đó….nhưng thực tế là sau bữa com tối ấy, Jennifer và con không thấy cái muỗng nữa, dù chúng con đã tìm khắp nhà…”
Gửi thư xong, cả Bryan lẫn Jennifer đều thắc thỏm chờ thư trả lời. Ngay Bryan và cả Jennifer cũng không thể đoán đuợc là mẹ Bryan sẽ trả lời nhu thế nào….Không ai dám nghi là mẹ Bryan lấy, nhung cái muỗng đâu thể tự nhiên biến mất đuợc.
Ngày qua rồi lại ngày qua, vẫn không có thư của mẹ, Bryan sốt ruôt quá nhung không muốn và cũng không thể làm gì hơn….
Chờ đúng một tuần không có thu mẹ, Bryan đành viết thư cho mẹ lần nữa và thật vắn tắt: “Mẹ oi, sao mẹ không trả lời thư con…?.”
Ngay tối đó, Bryan nhận đuợc email trả lời của mẹ, và cùng mở ra xem với Jennifer.
Thư mẹ Bryan viết nhu sau:
“Bryan yêu quí của mẹ, Mẹ vẫn muốn tin rằng con và Jennifer ai ngủ giuờng nấy, mẹ vẫn không nghi là con …đôi lúc …ngủ trên giuờng của Jennifer…
Nhưng thực tế là trong suốt tuần qua nếu con ngủ trên giuờng của con thì con yêu quí của mẹ oi, con đã thấy cái muỗng tuyệt đẹp đó rồi. Mẹ để cái muỗng ấy trên giuờng con, ngay duới cái chăn…. Con không cần phải viết thư hỏi mẹ….đến hai lần !
Mẹ của con…..”
(trích niemvuimoi)
Muôn đời, tôi vẫn cảm tạ Thiên Chúa đã cho tôi một người mẹ tuyệt vời.
 

Chân phước Đức Gioan Phaolo II

<><><><><>
Chân phước Gioan-Phaolô II – Sứ giả Hòa bình
 Trầm Thiên Thu
Nguồn: www.lamhong.org
Ngày 1-5-2011, tại Rôma, Đức Gioan-Phaolô II được Giáo Hội tôn phong tước hiệu Chân phước. Không riêng người Công giáo mà cả những người thuộc các tôn giáo khác cũng hòa chung niềm vui thánh thiện này. Ngài giản dị mà vĩ đại và thánh thiện, thể hiện tình yêu và thứ tha như Đức Giêsu: Rửa chân và hôn chân người được rửa, đích thân đến nhà tù để tha thứ cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Ağca, yêu thương trẻ em, hòa đồng với giới trẻ, siêng năng lần hạt, có tâm hồn văn nghệ,… Tên cúng cơm của ngài là Karol Wojtyła. Ngài được mệnh danh là Sứ giả Hòa bình. Chứng nhân thứ nhất là thánh nữ Faustina, chân phước Gioan-Phaolô II là nhân chứng thứ nhì của Lòng Thương Xót Chúa.
Đức Gioan-Phaolô II cai quản Giáo Hội Công giáo La Mã trên cương vị Giáo hoàng gần 27 năm. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên không là người Ý kể từ Giáo hoàng người Đức gốc Hà Lan Adrian VI qua đời năm 1523, triều đại của Đức Gioan-Phaolô II là triều đại dài thứ ba trong lịch sử các triều đại Giáo hoàng. Mặc dù triều đại của ngài được đánh dấu bằng sự suy yếu của Công giáo tại các nước phát triển Tây phương, đồng thời có sự mở rộng của vai trò Giáo Hội ở Thế giới thứ ba và cộng sản Đông Âu. Việc bầu chọn Đức Gioan-Phaolô II làm Giáo hoàng được nhiều người tin tưởng với sự thúc đẩy thay đổi ở Âu châu để cuối cùng dẫn đến sự suy sụp của các nước cộng sản (downfall of the communist states) và sự nổi dậy của các chế độ dân chủ (emergence of democratic regimes).
Thầy Karol Wojtyła thụ phong linh mục ngày 1-11-1946, lúc 26 tuổi, do Đức TGM Adam Stefan Sapieha giáo phận Kraków chủ phong. Sau đó, ngài dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ chính tòa Kraków. Rồi ngài được đi Rôma học tiến sĩ ở Viện Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Pontifical Athenaeum of St. Thomas Aquinas), thường gọi là Angelicum. Ở đó ngài học thêm về thần học và chính trị. Ngài nghiên cứu các bài viết của ĐGH Grêgôriô II, các giáo huấn của thánh Gioan Thánh giá, hiện tượng học (phenomenology) của Max Scheler. Ngài còn nghiên cứu cả Yves Congar, một nhà lý luận quan trọng về đại kết (ecumenism). Ngài học 2 năm tại Đại học Bỉ ở Rôma. Đại học này chỉ có 22 sinh viên là linh mục và chủng sinh, trong đó có 5 người Mỹ. Trong môi trường đa ngữ này, LM Wojtyła trau dồi thêm tiếng Pháp và tiếng Đức, đồng thời bắt đầu học tiếng Ý và tiếng Anh. Trong luận án tiến sĩ Doctrina de fide apud S. Ioannem a Cruce (Học thuyết Đức tin theo Thánh Gioan Thánh giá), ngài nhấn mạnh bản chất gặp gỡ riêng với Thiên Chúa. Mặc dù luận án tiến sĩ của ngài được chấp thuận hồi tháng 6/1948, ngài vẫn không được nhận bằng tốt nghiệp vì ngài không có văn bản luận án (đó là luật của Angelicum). Ngày 16/12/1948, ban giảng huấn thần học tại ĐH Jagiellonian ở Kraków xem xét lại luận án của ngài, và LM Wojtyła được cấp bằng.
Ngài trở về Ba Lan vào mùa hè năm 1948, và ngài được bổ nhiệm mục vụ tại giáo xứ Niegowić, cách Kraków 15 dặm. Đến Niegowić vào mùa thu hoạch, việc đầu tiên của ngài là quỳ xuống và hôn đất – một “thói quen tốt” mà ngài vẫn làm khi làm Giáo hoàng. Động thái này trở thành “thương hiệu” của ngài, nhưng không phải của chính ngài, vì ngài nói rằng ngài bắt chước vị thánh người Pháp của thế kỷ 19 là LM Gioan Maria Vianney, cha sở xứ Ars (Curé d’Ars).
   






Lm Karol Wojtyła ở Niegowić, Ba lan, 1948
Tháng 3/1949, ngài được thuyên chuyển qua xứ thánh Florian ở Kraków. Ngài dạy môn đạo đức tại ĐH Jagiellonian ở Kraków và sau đó dạy tại ĐH Công giáo Lublin. Ngài quy tụ một nhóm gần 20 người trẻ, gọi là Rodzinka (gia đình nhỏ), để cùng cầu nguyện, thảo luận triết học, giúp đỡ người mù và người bệnh. “Gia đình nhỏ” tiếp tục phát triển. các bạn trẻ bắt đầu gọi ngài là Wujek (chú, bác) để người ngoài không biết ngài là linh mục khi phải đi ra ngoài. Nhóm của ngài càng phát triển càng liên kết chặt chẽ, vài người trong nhóm kết hôn. Cuối cùng, nhóm của ngài có đến 200 người, và được gọi là Środowisko (hiểu theo nghĩa “môi trường” hoặc “hoàn cảnh”). Hằng năm cả nhóm cùng đi trượt tuyết và chèo thuyền. Khi đi chèo thuyền, LM Wojtyła thường dùng thuyền 2 người để cùng trao đổi và hướng dẫn tâm linh. Ngài dâng thánh lễ ngay trên thuyền, và lấy 2 mái chèo làm Thánh giá. Năm 1955, những người chèo thuyền tham dự cuộc thi quốc tế trên sông Dunajec. Thuyền của “chú” Wojtyła bị thủng ngay tại đích đến (finish line). LM Wojtyła đã viết một loạt bài trên báo Công giáo Tygodnik Powszechny (Tuần báo Phổ thông) ở Kraków giải quyết các vấn đề đương thời của Giáo Hội.
Các tác phẩm văn chương của LM Karol Wojtyła nở rộ trong 12 năm đầu làm linh mục. Chiến tranh, sống dưới chế độ cộng sản, và trách nhiệm mục vụ của ngài xuất hiện trong các bài thơ và kịch bản của ngài. Các tác phẩm đó được ngài ký bằng bút danh (pseudonyms) Andrzej Jawień và Stanisław Andrzej Gruda. Ngài dùng các bút danh để phân biệt tác phẩm văn chương với tác phẩm tôn giáo (ngài ký tên thật), và cũng để tránh sự “dòm ngó” của người khác.
Ngài có bằng tiến sĩ thứ hai, đánh giá tính khả thi của đạo đức Công giáo (feasibility of a Catholic ethic) dựa trên hệ thống đạo đức của nhà hiện tượng học (phenomenologist) Max Scheler (An Evaluation of the Possibility of Constructing a Christian Ethics on the Basis of the System of Max Scheler – Đánh giá tính khả dĩ của việc xây dựng Đạo đức Kitô giáo theo Hệ thống của Max Scheler, năm 1954). Cũng như với bằng tiến sĩ thứ nhất, ngài cũng không được cấp bằng ngay, vì chính quyền cộng sản cấm ban giảng huấn của ĐH Jagiellonian cấp bằng. Cùng với việc chuẩn bị tại ĐH Công giáo Lublin, cuối cùng ngài cũng nhận được bằng tiến sĩ triết năm 1957, và ngài được bầu làm trưởng khoa đạo đức học (Chair of Ethics) năm 1956.
Ngày 5/8/1958, trong chuyến đi chèo thuyền 2 tuần với nhóm Środowisko ở sông Lyne, thuộc Đông Bắc Ba Lan, LM Karol Wojtyła nhận được một lá thư cho biết phải đến gặp TGM Hồng y Wyszynski, giáo phận Warsaw. Khi ngài đến văn phòng tòa TGM, ĐHY cho ngài biết ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá (auxiliary bishop) của TGM Eugeniusz Baziak, tổng giáo phận Kraków, vì tổng giáo phận bị trống ngôi (sede vacante) do ĐHY Sapieha qua đời. LM Wojtyła vâng lời và đến thẳng tu viện Ursuline và xin được vào nhà nguyện để cầu nguyện. Ngài ngạc nhiên thấy các nữ tu đang phủ phục trước Nhà Tạm (tabernacle).
Ngài kể trong cuốn Rise, Let us be on our Way (Hãy đứng dậy, chúng ta cùng lên đường) rằng khi ngài vào một căn phòng đầy các linh mục, với tin tức về việc ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá, TGM Baziak đã nói lớn: “Habemus papam” (Chúng ta đã có Giáo hoàng). Ngài cho rằng những từ này có thể là lời tiên tri trong ánh sáng của các sự kiện xảy ra tiếp theo. Thế là Karol Wojtyła đã tìm được chính mình, là vị giám mục trẻ nhất Ba Lan lúc mới 38 tuổi. Ngài được TGM Baziak tấn phong giám mục vào ngày lễ thánh Wenceslaus, 28/9/1958, tại nhà thờ chính tòa Wawel ở Kraków.
Năm 1959, ĐGM Wojtyła bắt đầu thói quen hằng năm là cử hành thánh lễ vọng Giáng sinh ở một khu đất trống tại Nowa Huta, một thành phố công nghiệp do cộng sản xây dựng không xa Kraków, và là thành phố đầu tiên ở Ba Lan không có nhà thờ nào. Nhưng do áp lực của người Công giáo, một nhà thờ được xây dựng tại Nowa Huta năm 1977.
TGM Eugeniusz Baziak qua đời tháng 6/1962, và ngày 16/7/1962, GM Karol Wojtyła được bổ nhiệm làm giám quản (Vicar Capitular) của tổng giáo phận cho đến khi bổ nhiệm TGM. Ngày 5/10/1962, ĐGM Karol Wojtyła đi Rôma tham dự Công đồng Vatican II. Là một giám mục trẻ và có chức vụ tương đối thấp trong hàng giáo phẩm, ĐGM Wojtyła ngồi ở cạnh cửa Đền thờ Thánh Phêrô. Trước khi tới Công đồng, ĐGM Wojtyła đã gởi một tiểu luận cho các ủy viên (commissioners) để chuẩn bị Công đồng, ngài đề nghị rằng thế giới muốn biết Giáo Hội phải nói gì về con người và tình trạng con người. Câu trả lời của Giáo Hội là gì đối với việc phổ biến tính hiện đại gây thất vọng và sự hiện hữu của con người?
Ngài góp 2 tài liệu ảnh hưởng nhất và mang tính lịch sử nhất của Công đồng là Decree on Religious Freedom (Sắc lệnh về Tự do Tôn giáo – bản Latin là Dignitatis Humanae) và Pastoral Constitution on the Church in the Modern World (Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Hiện đại – bản Latin là Gaudium et Spes).
Ngày 30/12/1963, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm TGM Kraków. Năm 1960, TGM Wojtyła xuất bản cuốn Tình yêu và Trách nhiệm (Love and Responsibility), đó là lời biện hộ các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về giới tính và hôn nhân quan điểm thần học mới (new philosophical standpoint). Năm 1967, ngài có công trong việc công thức hóa Tông thư Humanae Vitae (Sự sống Con người) – Tông thư này giải quyết các vấn đề tương tự, đồng thời cấm phá thai và kế hoạch hóa gia đình theo cách nhân tạo. Năm 1967, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm TGM Wojtyła làm Hồng y.
Tháng 8/1978, sau khi ĐGH Phaolô VI qua đời, ĐHY Wojtyła được vào Mật viện Giáo hoàng (Papal Conclave). Khi đó, các Hồng y bầu chọn ĐHY Albino Luciani, TGM Venice, với niên hiệu Gioan-Phaolô I. Lúc 65 tuổi, ĐHY Luciani là người trẻ nhất theo tiêu chuẩn Giáo hoàng. ĐHY Wojtyła, lúc đó 58 tuổi, còn hy vọng được vào Mật viện lần nữa trước khi 80 tuổi (hạn tuổi đối với các Hồng y được bầu làm Giáo hoàng). Tuy nhiên, triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô I chỉ kéo dài 33 ngày vì qua đời ngày 28/9/1978. Tháng 10/1978, ĐHY Wojtyła trở lại Vatican để bầu Giáo hoàng. Có hai nhóm ứng viên “mạnh”: ĐHY Giuseppe Siri, TGM Genoa, và ĐHY Giovanni Benelli, TGM Florence với một vị phụ tá thân cận của ĐGH Gioan-Phaolô I. Trong những lần bỏ phiếu đầu tiên, ĐHY Benelli chênh lệch 9 phiếu. Tuy nhiên, ĐHY Wojtyła an toàn là một ứng viên thỏa hiệp (compromise candidate), một phần nhờ sự ủng hộ của ĐHY Franz König, Tổng giáo phận Vienna, và các vị khác mới đầu ủng hộ ĐHY Giuseppe Siri.
Ngày hôm sau, với cương vị Giáo hoàng, ngài dâng thánh lễ với Hồng y đoàn (College of Cardinals) tại Nguyện đường Sistine (Sistine Chapel). Sau thánh lễ, ngài ban phép lành đầu tiên, gọi là Urbi et Orbi (phép lành truyền thống), đài phát thanh phát sóng toàn thế giới.
Cũng như vị tiền nhiệm, ĐGH Gioan-Phaolô II miễn lễ đăng quang truyền thống (traditional Papal coronation) và chỉ mặc tu phục giản dị để nhậm chức vào ngày 22/10/1978. Khi nhậm chức Giáo hoàng, các Hồng y quỳ gối trước ngài để tuyên hứa và hôn nhẫn, ngài đứng dậy khi ĐHY Stefan Wyszyński (người Ba Lan) quỳ gối, ngăn Hồng y này hôn nhẫn và ôm Hồng y này.
Ngài được bầu làm Giáo hoàng ngày 12/11/1978. Việc bầu chọn một giám mục ở một đất nước cộng sản giống như cốt truyện một cuốn sách (1963) và bộ phim The Shoes of the Fisherman (Đôi giày của Ngư ông, 1968).
Ngày 13/5/1981, ĐGH Gioan-Phaolô II vào Quảng trường Thánh Phêrô, ngài bị Mehmet Ali Ağca bắn bị thương nặng, hắn là tay súng chuyên nghiệp thuộc nhóm Sói Xám (Grey Wolves). Hắn dùng súng lục 9 ly bán tự động bắn ngài vào bụng, xuyên qua đại tràng và ruột non vài phát. Ngài được đưa ngay vào bệnh viện Gemelli. Ngài bất tỉnh trên đường đến bệnh viện. Dù không bị đứt động mạch nhưng ngài bị mất 3/4 lượng máu và gần hết máu. Cuộc phẩu thuật kéo dài 5 giờ. Khi tỉnh lại, trước khi phẫu thuật tiếp, ngài nói các bác sĩ đừng gỡ bỏ Dây Quàng Vai (Brown Scapular, dây các phép) khi phẫu thuật. Ngài nói rằng Đức Mẹ Fatima đã cứu ngài.
“Tôi có thể quên vụ [Ali Ağca ám sát ngài] ở Quảng trường Thánh Phêrô xảy ra vào hôm đó và vào lúc Mẹ của Đức Kitô lần đầu hiện ra với những dân nghèo hơn 60 năm trước tại Fatima thuộc Bồ Đào Nha hay không? Vì mọi thứ xảy ra với tôi trong ngày đó, tôi cảm thấy sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt của Đức Mẹ, đã trở nên mạnh hơn viên đạn” (Đức Gioan-Phaolô II – Ký ức & Đồng nhất, NXB Weidenfeld & Nicolson, năm 2005, tr. 184).
Ağca bị một nữ tu và những người đứng gần đó bắt giữ, sau đó cảnh sát đến điệu hắn đi. Hắn bị án tù chung thân. Hai ngày sau lễ Giáng sinh năm 1983, Đức Gioan-Phaolô II đích thân đến nhà tù thăm hắn. Ngài và hắn nói chuyện riêng khoảng 20 phút. Ngài cho biết: “Những gì chúng tôi nói chuyện vẫn được giữ bí mật, chỉ anh ta và tôi biết. Tôi nói với anh ấy như một người anh em mà tôi đã tha thứ và là người tôi hoàn toàn tin tưởng”.
Ngày 2/3/2006, Ủy ban Mitrokhin của Ý, do Silvio Berlusconi thành lập và dẫn đầu là thượng nghị sĩ Paolo Guzzanti, kết luận rằng Liên bang Soviet (Soviet Union) đã đứng sau vụ ám sát Đức Gioan-Phaolô II, nhằm trả đũa việc ngài ủng hộ tình đoàn kết (solidarity), giới Công giáo, phong trào công nhân Ba Lan ủng hộ dân chủ (pro-democratic Polish workers’ movement), một chủ thuyết đã được Michael Ledeen và Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (United States Central Intelligence Agency) ủng hộ lúc đó. Tường trình của Ý cho biết rằng các bộ an ninh cộng sản Bulgaria (Communist Bulgarian security departments) đã được dùng để không lộ vai trò của Liên bang Soviet (Soviet Union). Báo chí tường trình cho biết rằng Tình báo quân đội Soviet (Soviet military intelligence, tiếng Nga là Glavnoje Razvedyvatel’noje Upravlenije) – không phải là KGB – chịu trách nhiệm. Phát ngôn viên Boris Labusov, thuộc Cơ quan Tình báo Ngoại quốc của Nga (Russian Foreign Intelligence Service) gọi sự kết tội đó là “lố bịch” (absurd). Trong chuyến tông du của Đức Gioan-Phaolô II tới Bulgaria hồi tháng 5/2002, thư ký của ngài là TGM Stanisław Dziwisz, đã viết trong cuốn A Life with Karol (Sống với Đức Karol) rằng ĐGH tin rằng liên bang Soviet cũ đã đứng phía sau vụ ám sát ngài nhưng họ không thừa nhận. Bulgaria và Nga đã tranh cãi về kết luận của Ý, nói rằng ĐGH từ chối liên kết với Bulgaria.
Vụ ám sát thứ hai xảy ra vào ngày 12/5/1982, một ngày trước ngày “kỷ niệm” ám sát lần một, ở Fatima (Bồ Đào Nha), một người đàn ông đã đâm ngài bằng lưỡi lê. Anh ta bị bảo vệ bắt, dù TGM Stanisław Dziwisz sau đó cho biết rằng Đức Gioan-Phaolô II đã bị thương nhưng không tiết lộ về vết thương nguy hiểm tới tính mạng ngài. Kẻ ám sát ngài là linh mục Juan María Fernández y Krohn, thuộc phe hữu của Tây Ban Nha, được TGM Marcel Lefebvre (thuộc Hội Thánh Piô X) phong chức linh mục và chống lại những thay đổi do Công đồng Vatican II, gọi ĐGH là đặc vụ của Cộng sản Moscow (Mát-cơ-va) và Khối Mác-xít Đông Âu. Sau đó Fernández y Krohn rời bỏ Công giáo La Mã và bị tù 6 năm. Cựu linh mục này được điều trị bệnh tâm thần (mental illness) và bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha, rồi làm cố vấn pháp luật (solicitor) ở Bỉ. Tháng 7/2000, ông ta lại bị bắt sau khi leo qua tường rào an ninh (security barricade) ở Dinh Hoàng gia Brussels (Royal Palace of Brussels), kết tội vua Tây Ban Nha Juan Carlos đã giết anh của ông ta là Alfonso năm 1956.
Đức Gioan-Phaolô II cũng là một trong các “đích nhắm” của tổ chức Bojinka được Al-Qaeda tài trợ khi ngài đến Philippines năm 1995. Kế hoạch đầu tiên của họ là giết Đức Gioan-Phaolô II khi ngài thăm Philippines dịp Đại hội Giới trẻ (World Youth Day) năm 1995. Ngày 15/1/1995, một kẻ đánh bom tự sát (suicide bomber) mặc tu phục linh mục, khi Đức Gioan-Phaolô II đi qua hắn để đến chủng viện San Carlos ở TP Makati. Hắn đến gần ngài và cho nổ bom. Vụ ám sát ngài có tổ chức để nhằm đánh lạc hướng. Tuy nhiên, lửa hóa chất đã báo động cho cảnh sát ở gần đó, và những kẻ ám sát ngài đã bị tóm gọn trước khi Đức Gioan-Phaolô II đến.
Ngài là vị Giáo hoàng trẻ tuổi nhất kể từ ĐGH Piô IX được bầu vào năm 1846. Đức Gioan-Phaolô II làm Giáo hoàng khi còn khỏe mạnh và tương đối trẻ, vẫn đi xe đạp, đi bơi và trượt tuyết. Tuy nhiên, sau 25 năm trên cương vị Giáo hoàng, vụ ám sát năm 1981 và chứng ung thư đã khiến sức khỏe ngài giảm sút. Ngài phải cắt một khối u ở đại tràng năm 1992, bị trật khớp vai năm 1993, gãy xương đùi năm 1994, và cắt ruột thừa năm 1996.
Năm 2001, một bác sĩ chỉnh hình nói rằng Đức Gioan-Phaolô II bị bệnh Parkinson, như đã được nghi ngờ một thời gian, Vatican biết điều này vào năm 2003. Ngài khó nói vài câu một lượt, tai cũng khó nghe hơn. Ngài còn bị viêm khớp nặng ở đầu gối chân phải, do đó ngài ít đi bộ trước công chúng. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục đi khắp thế giới. Những ai đã gặp ngài đều nói rằng dù sức khỏe yếu kém nhưng ngài vẫn hoàn toàn tỉnh táo.
Về cuối triều đại Giáo hoàng của ngài, có những người ngoài và trong Giáo Hội nghĩ rằng ngài nên từ chức hoặc về hưu. Thậm chí người ta còn đề nghị nhiệm kỳ Giáo hoàng. Tuy nhiên, khi Đức Gioan-Phaolô II nói rằng ngài chấp nhận Ý Chúa muốn ngài làm Giáo hoàng, ngài sẽ hoàn thành nhiệm vụ đến khi chết, dù tư liệu của ngài cho thấy ngài đã viết đơn xin từ chức năm 2002.
Ngày 1/2/2005, ngài được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Agostino Gemelli ở Rôma vì bị nhiễm trùng thanh quản cấp tính và ho, do cảm cúm. Tòa thánh Vatican cho biết là ngày hôm sau tình trạng sức khỏe ngài đã ổn định, nhưng ngài vẫn ở trong bệnh viện đến khi khỏe hẳn. Ngày 6/2, ngài xuất hiện trước công chúng để đọc kinh Truyền tin (Angelus) ở cửa phòng bệnh viện bằng giọng khàn. Ngài không thể cử hành lễ Tro tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 9/2, và trở về Vatican ngày 10/2.
Ngày 24/2/2005, ngài bắt đầu khó thở và bị sốt, ngài được đưa ngay vào bệnh viện Gemelli để được phẫu thuật mở khí quản (tracheotomy). Một sĩ quan cận vệ của thủ tường Ý Silvio Berlusconi nói rằng Đức Gioan-Phaolô II là một người trầm lặng (serene) sau khi được phẫu thuật. Ngài đưa tay lên và muốn nói điều gì đó, nhưng các bác sĩ khuyên ngài không nên nói. Ngài ban phép lành từ cửa sổ bệnh viện vào thứ Bảy 27/2 và Chúa nhật 6/3, ngài nói bằng tiếng Đức và tiếng Ý khi gặp ĐHY Ratzinger (nay là ĐGH Bênêđictô XVI) trên tầng 10 của bệnh viện Gemelli vào ngày thứ Ba 1/3. ĐHY Ratzinger nói với báo giới quốc tế: “ĐGH nói với tôi bằng tiếng Đức và tiếng Ý. Ngài hoàn toàn minh mẫn. Tôi vui mừng thấy ngài sáng suốt để có thể nói về các vấn đề chính bằng giọng nói của ngài. Chúng tôi thường trao đổi bằng tiếng Đức. Chi tiết không quan trọng – ngài nói về các vấn đề chính”.
Khi đọc kinh Truyền tin ngày Chúa nhật 13/3, lần đầu tiên ngài có thể nói với khách hành hương từ khi nhập viện lần nữa. Chiều hôm đó, ngài trở về Vatican sau gần 1 tháng nằm viện. Chúa nhật lễ Lá (ngày 20/3), ngài xuất hiện một lúc tại cửa sổ để gặp khách hành hương. Ngài được hàng ngàn người hoan hô khi ngài lặng lẽ cầm nhánh ô-liu vẫy chào. Đây là lần đầu tiên ngài không thể cử hành Lễ Lá. Ngài xem lễ qua ti-vi quay cảnh thánh lễ ở Quảng trường Thánh Phêrô.
Ngày 24/3, ĐHY Alfonso Lopez Trujillo của giáo phận Colombia cử hành nghi thức rửa chân tại Đền thờ Thánh Phêrô. ĐHY đại diện Đức Gioan-Phaolô II trong nghi thức thứ Năm Tuần Thánh ở Vatican và nói rằng ĐGH muốn vâng theo Ý Chúa. Ngày 27/3, đại lễ Phục sinh, ngài cũng xuất hiện một lúc tại cửa sổ. Ngài muốn nói mà không nói được. Cuối tháng đó, ngài đến gần cái chết.
Ngày 31/3/2005, ngài bị sốt cao vì nhiễm trùng niệu đạo, nhưng ngài không được đưa vào bệnh viện vì ngài muốn được chết tại Vatican. Cuối ngày hôm đó, Vatican thông báo rằng Đức Gioan-Phaolô II đã lãnh nhận Bí tích Xức dầu, nghi thức cuối cùng của Giáo Hội Công giáo La Mã, lần đầu ngài lãnh nhận bí tích này từ vụ ám sát năm 1981.
Ngày 1/4, tình trạng sức khỏe ngài rất yếu, suy tim và suy thận nhanh. Ngài phải tiếp thực phẩm qua đường mũi. Sáng hôm đó ngài đã lên cơn đau tim, nhưng vẫn tỉnh táo. Joaquin Navarro Valls, phát ngôn viên của Vatican, không nói về cơn đau tim của ngài, nhưng nói ngài bị suy tim và trong tình trạng nguy kịch.
Vài báo Ý nói ngài qua đời lúc 20:20 CEST (18:20 UTC), nhưng ngay sau đó, Tòa Thánh nói ngài chưa chết, và mọi chuyện đã thay đổi. Đài truyền hình Sky Italia nói rằng tim và não của ngài vẫn hoạt động.
Khoảng 00:37 CEST ngày 2/4 (22:37 UTC ngày 1/4), phát ngôn viên Tòa Thánh đưa tin ngắn về sức khỏe của ngài và xác nhận ngài đã lãnh nhận các Bí tích cuối cùng, không nói về việc đưa ngài tới bệnh viện, và gặp những người thân cận nhất, trong số đó có ĐHY Ratzinger. ĐHY Ratzinger nói: “Ngài biết mình sắp chết và đã chào biệt tôi lần cuối”. Ngài cũng muốn được đọc những lời suy niệm về 14 chặng đàng Thánh giá đã suy niệm vài ngày trước.
Rất nhiều người trẻ đến canh thức. Trong sứ điệp cuối cùng của ngài, đặc biệt dành cho giới trẻ trên thế giới, ngài nói: “Cha tìm kiếm các con. Bây giờ các con đã đến với cha. Cha cảm ơn các con”.
Chiếu tối, Tòa Thánh thông báo tình trạng sức khỏe của ngài vẫn nguy kịch. Đến sáng, ngài lại bị sốt cao. Khoảng 19:00 CEST (17:00 UTC), báo đài Ý đưa tin Đức Gioan-Phaolô II đã bất tỉnh. Hầu như hết hy vọng.
Theo LM Jarek Cielecki, lời cuối của ngài trước khi qua đời là tiếng “Amen”, rồi ngài nhắm mắt lại. Tại phòng riêng của ngài, lúc 21:37 CEST (19:37 UTC) ngày 2/4, ngài trút hơi thở cuối cùng, 46 ngày sau sinh nhật thứ 85 của ngài. Giấy chứng tử ghi nhiễm trùng và suy tim là những nguyên nhân gây tử vong.
Từ trái qua phải: Tổng thống George W. Bush và phu nhân, cựu tổng thống George H. W. Bush (cha), cựu tổng thống Bill Clinton, Ngoại trưởng Condoleeza Rice
Khi ngài qua đời, có sự hiện diện của 2 thư ký riêng của ngài là TGM Stanisław Dziwisz và Mieczysław Mokrzycki, Marian Jaworski, TGM Stanisław Ryłko và LM Tadeusz Styczeń. Ngài được giúp đỡ nhờ bác sĩ riêng là Renato Buzzonetti, với 2 bác sĩ khác là Alessandro Barelli và Ciro D’Allo, với các y tá khi cần thiết. Cũng có 3 nữ tu dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu giúp đỡ ngài trong giờ phút cuối cùng.
Ngay sau đó, ĐHY Quốc vụ khanh (Secretary of State) Angelo Sodano đến, có cả Sứ thần Tòa thánh Eduardo Martínez Somalo, TGM Leonardo Sandri, thư ký văn phòng, và TGM Paolo Sardi, nguyên Sứ thần Tòa thánh. Sau đó, ĐHY Ratzinger, trưởng Hồng y đoàn (College of Cardinals), và ĐHY Jozef Tomko cũng hiện diện.
Hơn 2 triệu công dân Vatican với 1 tỷ người Công giáo hoàn cầu và nhiều người không Công giáo đã thương tiếc Đức Gioan-Phaolô II. Ngài luôn nói rằng khi ngài qua đời nên coi như giai đoạn chuyển qua cuộc sống vĩnh hằng. Đám đông ở Vatican đã vỗ tay khi được thông báo ngài qua đời, theo thói quen truyền thống Ý biểu hiện lòng kính trọng.
Tại Ba Lan, người Công giáo tụ họp tại nhà thờ ở Wadowice, nơi sinh của ngài. Đài truyền hình quốc gia hoãn lại các chương trình khác từ ngày 1/4/2005 để chiếu thánh lễ. Dân Ba Lan rất kính trọng ngài và coi ngài là “cha”, họ đã rất buồn khi ngài qua đời. Chính phủ Ba Lan tuyên bố 6 ngày đại tang ngài.
Nhiều vị lãnh đạo thế giới đã bày tỏ thương tiếc ngài và cho treo cờ tang tại quốc gia của họ:
• Tại Argentina, các sinh viên giữ thinh lặng một lúc trước khi vào lớp sau khi nghe tin Đức Gioan-Phaolô II qua đời. Tổng thống Néstor Kirchner của Argentina nói: “Hàng triệu người chúng ta đang khóc thương Đức Gioan-Phaolô II, các giáo huấn của ngài tiếp tục theo chúng ta đến hết đời, mãi mãi”.
• Thủ tướng Úc John Howard nói rằng Đức Gioan-Phaolô II nên được nhớ đến là một người đấu tranh cho tự do để chống lại cộng sản, và là một vị lãnh đạo Kitô giáo vĩ đại.
• Tại Brazil, nước có số người Công giáo đông nhất thế giới, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva bày tỏ niềm tiếc thương của dân Brazil đối với ngài. Chính phủ tuyên bố 7 ngày quốc tang dành cho ngài. Đêm trước khi ngài qua đời, thượng nghị viện Brazil đã ngưng họp và các nghị sĩ đã cùng đọc kinh Lạy Cha (Lord’s prayer) để cầu nguyện cho ngài hồi phục. Sau khi ngài qua đời, thượng nghị viện đã dành một phút mặc niệm ngài.
• Thủ tướng Paul Martin của Canada nói: “Phần tư thế kỷ qua, Đức Gioan-Phaolô II đã là biểu tượng của tình thương và niềm tin, hòa bình và lòng trắc ẩn… Hôm nay, nỗi đau của chúng ta là nỗi đau chung của thế giới”. Ngày 4/4, thủ tướng Martin và các vị lãnh đạo của Canada đã tưởng niệm Đức Gioan-Phaolô II tại Hạ viện (House of Commons). Cờ rũ treo khắp nước và tại một số tòa nhà ngoại giao; cờ tang treo cho đến ngày an táng ngài. Tỉnh Manitoba để sách phân ưu cho người ta ghi vào.
• Tại Chilê, chính phủ tuyên bố 3 ngày quốc tang. Tổng thống Ricardo Lagos cho biết: “Đức Gioan-Phaolô II không ở xa chúng ta. Tên ngài đã trở thành một phần của lịch sử, tư tưởng của ngài sẽ luôn truyền cảm hứng cho chúng ta để xây dựng một quốc gia công bình hơn và một thế giới hòa bình hơn”.
• Tổng thống Álvaro Uribe Vélez của Colombia cho treo cờ tang trên các tòa nhà chính phủ và các tòa đại sứ treo cờ rũ 2 ngày. Tổng thống nhấn mạnh đến sự chiến đấu vì hòa bình thế giới của Đức Gioan-Phaolô II.
• Chính quyền Cuba cho phép ĐHY Jaime Lucas Ortega y Alamino phát biểu trên đài truyền hình: “Đây là một con người đã gánh chịu sức nặng luân lý của thế giới trong suốt 26 năm… biến ngài thành biểu tượng luân lý duy nhất đối với lòng nhân đạo trong những năm qua đầy khó khăn và chiến tranh”. Chính quyền Cuba tuyên bố 3 ngày quốc tang.
• Thủ tướng Ấn độ Manmohan Singh cũng đã ghi lời phân ưu tại tòa đại sứ Vatican ở New Delhi. Chính phủ Ấn độ tuyên bố 3 ngày quốc tang.
• Tại Anh quốc, nữ hoàng Elizabeth II diễn tả niềm tiếc thương sâu sắc trước cái chết củ Đức Gioan-Phaolô II và ghi nhớ những nỗ lực của ngài trong việc thúc đẩy hòa bình khắp thế giới. Thủ tướng Tony Blair nói: “Thế giới đã mất một vị lãnh đạo tôn giáo đáng kính đối với người có đạo hay không có đạo”.
• Tại Tòa Bạch Ốc (White House) và các tòa nhà công tại Hoa Kỳ đều treo cờ rũ trong ngày an táng Đức Gioan-Phaolô II. Tổng thống George W. Bush bày tỏ lòng thương tiếc ngài và gọi ngài là “nhà vô địch của tự do nhân quyền” (champion of human freedom), là “nguồn cảm hứng cho hàng triệu người Mỹ” (inspiration to millions of Americans) và là “anh hùng của mọi thời đại” (hero for the ages). Tổng thống Bush là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ tham dự đám tang một vị Giáo hoàng. Cựu tổng thống Bush cha và cựu tổng thống Bill Clinton cũng hiện diện tại đám tang ngài.
Nhiều nước có số người Công giáo đông đã tuyên bố quốc tang dành cho ngài. Chính phủ Philippines tuyên bố để tang đến khi an táng ngài. Gabon và Paraguay tuyên bố 5 ngày quốc tang, Costa Rica 4 ngày quốc tang, Ý 3 ngày quốc tang, Bồ Đào Nha cho treo cờ rũ trên các tòa nhà công từ sau khi biết tin ngài qua đời, Bolivia, Cape Verde, Croatia, Đông Timor, Haiti, Malawi và Seychelles cũng có hoạt động tương tự. Peru và Tây Ban Nha tuyên bố 1 ngày quốc tang.
Ai Cập và Lebanon cũng có số dân Công giáo đông, họ tuyên bố 3 ngày quốc tang. Kosovo tuyên bố 2 ngày quốc tang. Còn Albania, Bosnia và Herzegovina tuyên bố 1 ngày quốc tang. Tại Công hòa Macedonia, các hoạt động văn hóa được hoãn lại trong ngày Đức Gioan-Phaolô II qua đời. Pháp và Đức cũng cho treo cờ rũ.
Nhiều lãnh tụ không Công giáo ở khắp thế giới đều bày tỏ niềm thương tiếc ngài.
Từ khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời, nhiều giáo sĩ tại Vatican, kể cả ĐHY Angelo Sodano giảng trong thánh lễ an táng, đều nhắc đến ngài là vị Giáo hoàng vĩ đại. Báo Corriere della Sera của Ý gọi ngài là “người vĩ đại nhất” (The Greatest). Danh xưng “vĩ đại nhất” đã dành cho 2 vị Giáo hoàng hồi thế kỷ I là Đức Lêô Cả và Grêgôriô Cả. Các học giả về Thánh luật (Canon law) đều nói rằng không có quy trình chính thức nào để tuyên bố một vị Giáo hoàng là “vĩ đại”, danh xưng này được hình thành qua công chúng, và vẫn được áp dụng.
Lễ kính viếng (Rite of Visitation) từ 4/4 tới 7/4 tại Đền thờ Thánh Phêrô. Di chúc của ngài được công bố ngày 7/4 cho thấy ngài muốn được an táng tại quê hương Ba Lan nhưng quyết định cuối cùng thuộc Hồng y đoàn, muốn an táng ngài dưới Đền thờ Thánh Phêrô, tôn trọng ý muốn của ngài nên an táng ngài ở “đất trống” (in bare earth).
Thánh lễ cầu hồn ngày 8/4 là kỷ lục thế giới về số người tham dự và số vị lãnh đạo quốc gia hiện diện. Số các vị lãnh đạo quốc gia tham dự lễ an táng còn đông hơn đám tang của Winston Churchill (1965) và Josip Broz Tito (1980). Bốn vị vua, 5 nữ hoàng, 70 tổng thống và thủ tướng, hơn 14 vị lãnh đạo các tôn giáo và rất nhiều tín hữu. Khoảng 4 triệu người quy tụ về Rôma, chưa từng thấy trong lịch sử Kitô giáo. Khoảng 250.000 – 300.000 người trong khuôn viên Vatican. Trưởng Hồng y đoàn là ĐHY Joseph Ratzinger lúc đó đã chủ tế. Đức Gioan-Phaolô II được an táng trong hầm mộ dưới Đền thờ Thánh Phêrô, khu mộ của các vị Giáo hoàng, nơi mà trước đó là thi hài Đức Gioan XXIII. Nơi đây trống vì hài cốt Đức Gioan XXIII được dời vào trong Đền thờ sau khi được phong chân phước.
Chiếc quan tài rất giản dị của con người vĩ đại Gioan-Phaolô II
Lạy Chân phước Gioan-Phaolô II, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con biết tích cực tìm kiếm và xây dựng hòa bình, luôn sống giản dị, nhưng can đảm trong mọi nghịch cảnh để chứng tỏ là con cái Thiên Chúa. Amen.
<><><><><>

Không tán thành bạo lực


 


Lập trường của Đức Thượng phụ Giáo chủ Giêrusalem trước thông tin về cái chết của Bin Laden
WHĐ (7.05.2011) – Thông tin về cái chết của Bin Laden, thủ lĩnh của Al Qaeda, được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chính thức loan báo cho nhân dân Mỹ và toàn thế giới biết vào ngày 1-05.
Lập tức, các nhà lãnh đạo trên thế giới, đặc biệt tại các nước được coi là “đối tượng” tấn công của Al Qaeda, đã nói lên quan điểm về cái chết của Bin Laden, người đã bị Hoa Kỳ truy lùng gần 10 năm nay, sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11-09-2001.
Tòa Thánh, qua cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí, đã bày tỏ lập trường rõ rệt của mình:
“Như đã biết, Osama Bin Laden được coi là phải chịu trách nhiệm về những hành vi nghiêm trọng đã gieo rắc sự chia rẽ, lòng thù hận giữa các dân tộc, và đã lôi kéo tôn giáo vào mục đích này.
Trước cái chết của một con người, người Kitô hữu không bao giờ mừng rỡ, nhưng coi đây là dịp suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người trước mặt Chúa và đối với mọi người, đồng thời nhận ra cần phải hành động, không phải để khơi dậy lòng hận thù, nhưng để thúc đẩy hòa bình”.
Ngoài ra, dư luận cũng muốn biết phản ứng của những người Công giáo tại Trung Đông, vốn gặp nhiều khó khăn trong những cuộc xung đột triền miên tại vùng đất này, trước cái chết của người được coi đã có “những hành vi nghiêm trọng gieo rắc sự chia rẽ, lòng thù hận giữa các dân tộc, và đã lôi kéo tôn giáo vào mục đích này”.
Phóng viên Christophe Lafontaine của LPJ, Trang tin điện tử của Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, đã thực hiện cuộc phỏng vấn Đức Thượng phụ Giáo chủ Fouad Twal của Tổng giáo phận Giêrusalem về phản ứng của ngài trước cái chết của Bin Laden nói riêng và tình hình hiện nay tại Israel cũng như tại lãnh thổ Palestin và thế giới Ả Rập nói chung.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
* * *
C. Lafontaine: Đức Giáo chủ nghĩ gì về sự kiện ngày 4-05, tại Cairo, các phe ở Palestine, nhất là Phong trào Fatah ở Bờ Tây và Tổ chức Hamas ở Gaza, đã ký kết Thỏa ước Hòa giải?
ĐTP Fouad Twal: Đó là một điều tốt đẹp. Thỏa thuận này đạt được giữa Fatah và Hamas kết thúc bốn năm chia rẽ vốn để lại nhiều hậu quả tai hại. Sự chia rẽ đã ngăn cản quá trình đàm phán hòa bình với Israel. Làm sao Israel có thể nói chuyện được với những người Palestine khi nội bộ của Palestine còn có sự bất đồng giữa các phe phái. Tôi hy vọng Hamas sẽ chấp nhận lập trường ôn hòa của Fatah vì lợi ích chung cũng như vì cuộc đối thoại với Israel. Thỏa ước đánh dấu một khởi đầu của tiến trình thống nhất, tất nhiên hằng ngày vẫn còn có những khó khăn trong các tiểu tiết.
Tôi đã gặp một phái đoàn Palestine vào thứ Tư vừa qua. Quốc vương Jordan đã hoan nghênh Thỏa ước và bày tỏ sự ủng hộ đối với người Palestine. Trong lúc này, Vương quốc Hashemite tương đối ổn định trong thế giới Ả Rập.
Thưa Đức Giáo chủ, phải chăng điều này sẽ tạo điều kiện cho việc thành lập một nhà nước Palestine?
– Ông Mahmoud Abbas, người đứng đầu Phong trào Fatah, và ông Khaled Meshaal, lãnh đạo Bộ Chính trị của Tổ chức Hamas, hy vọng thành lập được Nhà nước Palestine như kết quả của hiệp ước hoà giải này và của sự hợp nhất. Dự đoán sẽ có một bước đột phá về mặt ngoại giao, là việc trình lên Liên Hợp quốc đề nghị công nhận Nhà nước Palestine vào tháng Chín tới đây.
Không nên cho rằng những diễn biến hiện nay trong thế giới Ả Rập, đặc biệt là ở Ai Cập và tình trạng bất ổn tại Syria đã tạo điều kiện cho sự thống nhất này.
Một vài năm gần đây, Thủ tướng của  Chính quyền Palestine, ông Salam Fayyad, đã chuẩn bị một cách nghiêm túc cơ sở hạ tầng cần thiết của Palestine cho ngày trọng đại này. Tại Đại Hội đồng LHQ, không thể nói một chiều được. Hơn 60 năm trước, Đại Hội đồng LHQ đã công nhận Nhà nước Israel. Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ công nhận Nhà nước Palestine.
Tôi nhớ hai năm trước, trong cuộc hành hương của đến Thánh Địa, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI bày tỏ sự ủng hộ việc thành lập Nhà nước Palestine. Các Kitô hữu tại Thánh Địa là một bộ phận không thể tách rời những cư dân sinh sống tại đây, đã hòa vào niềm vui chung này.
Đức Giáo chủ nghĩ gì về cái chết của Bin Laden?
– Không được reo mừng thắng lợi vì chúng ta không thể vui mừng trước cái chết của một con người. Đằng khác Al Qaeda vẫn còn là một mạng lưới hoạt động rộng khắp và rất khó phát hiện, cũng như còn là một nền văn hóa nữa. Thượng Hội đồng Giám mục về Trung Đông, trong Sứ điệp gửi Dân Chúa, đã kêu gọi sự hiệp thông và hòa bình: “Chúng tôi lên án bạo lực, chủ nghĩa khủng bố và mọi biểu hiện cũng như mọi nguồn gốc của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”. Lẽ ra nếu hành động khôn ngoan hơn, thì bắt giam và sau đó xét xử ông ta. Điều này cho thấy, trong tình hình bất ổn của thế giới Ả Rập, sự kiện đã xảy ra như thế là điều đã được dự báo. Tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta phải làm việc và tìm những cách thức để tạo ra một môi trường xã hội, kinh tế và chính trị duy trì nền hòa bình.
(Theo LPJ)

Cha Babu Joseph – phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ thì cha nói rằng bin Laden đã gặp phải một cái chết bạo lực. “Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên đới với bạo lực. Bạo lực gây ra bởi vấn đề tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được trong bất kỳ xã hội văn minh nào”.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

bin Laden đã chết


Thứ hai, 2/5/2011, 14:56 GMT+7

Phản ứng của các nước về cái chết của bin Laden

Người đứng đầu chính phủ Anh nhận định cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhõm cho người dân trên thế giới, còn Thủ tướng Israel cho rằng đó là chiến thắng vang dội đối với công lý và tự do.

Người dân Mỹ đổ ra đường tại thành phố New York lúc nửa đêm để bày tỏ sự vui mừng sau khi Tổng thống Obama tuyên bố Osam bin Laden đã chết. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thông báo trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden chết trong một cuộc tấn công của quân Mỹ tại Pakistan vào tối 1/5.
“Trong hơn hai thập kỷ qua, bin Laden là thủ lĩnh và biểu tượng của al Qaeda. Y vẫn tiếp tục vạch ra những kế hoạch tấn công Mỹ và các đồng minh của chúng ta. Cái chết của bin Laden đánh dấu thành quả to lớn nhất trong nỗ lực chống al Qaeda của nước Mỹ. Tuy nhiên, cái chết của y không đặt dấu chấm hết cho nỗ lực chống khủng bố của chúng ta. Chắc chắn al Qaeda sẽ tiếp tục thực hiện những cuộc tấn công nhằm vào Mỹ. Chúng ta phải, và sẽ tiếp tục đề cao cảnh giác ở cả bên trong lẫn ngoài đất nước. Trong quá trình chống chủ nghĩa khủng bố, chúng tôi muốn nhắc lại rằng Mỹ không, và sẽ chẳng bao giờ, đối đầu với đạo Hồi”, BBC dẫn lời ông Obama phát biểu.
Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ, lãnh đạo của nhiều nước đã lên tiếng về cái chết của bin Laden. Thủ tướng Anh David Cameron nhận định tin về cái chết của Osama bin Laden sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhõm cho người dân trên khắp hành tinh.
“Osama bin Laden gây nên những tội ác diệt chủng tồi tệ nhất mà thế giới từng chứng kiến, trong đó có những vụ khủng bố vào ngày 11/9/2001 và nhiều vụ tấn công khác khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Việc tìm thấy ông ta là một thành công lớn và tôi vui khi biết ông ta sẽ không thể thực hiện những chiến dịch khủng bố quy mô toàn cầu nữa”, ông Cameron phát biểu.
Ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel, nói: "Đây là một chiến thắng vang dội đối với công lý, tự do và những giá trị mà các nước dân chủ trên thế giới theo đuổi trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố".
"Đó là một thành quả lớn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố", Thủ tướng Kenya, ông Raila Odinga, bình luận.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key, nói bin Laden gây nên cái chết của hàng nghìn người, trong đó có nhiều công dân New Zealand, ở khắp nơi trên thế giới.
"Mặc dù việc bin Laden bị tiêu diệt không thể khiến mọi hoạt động khủng bố chấm dứt ngay lập tức, song tôi tin tưởng rằng thế giới sẽ trở nên an toàn hơn khi không có ông ta", ông Key nói.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho rằng các nước trên thế giới không nên nới lỏng những nỗ lực hợp tác để chống chủ nghĩa khủng bố và những nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
"Cuộc chiến chống khủng bố phải tiếp tục với mức độ cao hơn", Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh.
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush cho hay, ông Obama đã gọi điện cho ông để thông báo cái chết của bin Laden trước khi công bố tin này trên truyền hình.
“Thành quả đáng ghi nhớ này là một chiến thắng dành cho người dân Mỹ, những người yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới và những người mất thân nhân trong các vụ khủng bố”, cựu tổng thống Mỹ George W. Bush bình luận.
Thông báo về cái chết của bin Laden được công bố sau 8 năm từ khi cựu tổng thống Bush khẳng định quân đội Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh của họ tại Iraq. Trong hai nhiệm kỳ cầm quyền, ông Bush tuyên bố ông sẽ tìm thấy bin Laden trong tình trạng “còn sống hoặc đã chết”.
“Đây là khoảnh khắc đáng nhớ sâu sắc không chỉ đối với những gia đình mất người thân trong những vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và các vụ tấn công khác của al Qaeda, mà còn đáng nhớ đối với người muốn xây dựng một tương lai hòa bình, tự do và hợp tác cho thế hệ tương lai trên toàn thế giới. Tôi chúc mừng Tổng thống, đội ngũ an ninh quốc gia và những binh lính đã đưa Osama bin Laden ra công lý”, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton nói.
Minh Long




Thứ hai, 2/5/2011, 12:44 GMT+7

Người dân Mỹ hân hoan vì cái chết của bin Laden

Vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tiêu diệt, người dân trên khắp nước Mỹ đổ ra các đường phố để bày tỏ sự vui mừng.

Người dân tụ tập bên ngoài Nhà Trắng tại thủ đô Washington sau khi Tổng thống Mỹ thông báo

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Trênđường Emmau

Lạy Chúa, con biết Chúa luôn đồng hành với con trên mọi nẻo đời. Chúa hiện diện khi con sống đức bác ái, khi con tham dự bí tích thánh Thể, khi con sống thân tình với anh chị em. Nhưng niềm tin của con luôn bị che khuất bởi những "tham, sân, si' bành trướng, lan tràn, xin Chúa soi sáng, dẫn dắt để con luôn nhận ra Chúa và làm cho mọi người nhận biết một Thiên Chúa Tình Yêu.